Lợi thế và các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư
Lượt xem: 2562
NHỮNG  LỢI THẾ CỦA TỈNH TRÀ VINH

1. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật
Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu được khởi công và khi hoàn  thành  phục vụ cho vận chuyển thông thương hàng hóa hai chiều  từ  các  nước  trên thế giới vào cảng Cái Cui và hệ thống các cảng lớn của đồng bằng sông Cửu Long.
Trung tâm điện lực Duyên Hải với công  suất  4.400 MW, hòa vào điện lưới quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Được Chính phủ phê duyệt Khu kinh tế Định An, Khu Công nghiệp: Long Đức mở rộng, Cổ Chiên, Cầu Quan,  và quy  hoạch  Cụm Công nghiệp các huyện thị, đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư đến Trà Vinh.
Tuyến đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương đi  vào  hoạt  động,  cầu  Rạch  Miễu,  Hàm Luông  thông  tuyến,  mở  rộng  quốc  lộ 53- 54 - 60 đạt tiêu chuẩn  cấp 3 đồng  bằng. Cầu Cổ Chiên  và phà  Đại Ngãi được  xây dựng sẽ thông  thương  tuyến Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Trà Vinh - Bến Tre - Tiền Giang đến thành  phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ.
Tỉnh Trà Vinh  với thành phố   Trà   Vinh,   thị   xã Duyên  Hải,  huyện   văn hóa Trà Cú, cùng sự quan tâm  đặc  biệt  của  chính quyền  luôn  đồng  hành cùng với nhà đầu tư tạo cho Trà Vinh có điều kiện thuận lợi để phát triển đầu tư sản xuất và kinh doanh.


2. Kinh tế
- Mức tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996 - 2000 đạt 8,87% ; thời kỳ 2001- 2005 đạt 11,64%; thời kỳ 2006 - 2010 đạt 11,64%. 


- Cơ cấu kinh tế
Công nghiệp - xây dựng
: 23,59%
Thương mại - dịch vụ: 32,56%
Nông Lâm thủy sản: 43,85%
Tổng  kim ngạch  xuất  khẩu năm  2010:  dự kiến 140 triệu USD; tăng bình quân hàng năm:
26,42%.
Trà Vinh giàu tiềm năng về nông nghiệp, thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, là nguồn  nguyên  liệu cho công nghiệp  chế biến,  Trà  Vinh  có trên  27.000 ha  đất giồng và đất triền giồng  cát phù  hợp cho phát triển công nghiệp,  có  65  km bờ biển, các sông ngòi    chằng     chịt rất   thuận   lợi  cho việc  nuôi  trồng, đánh  bắt  thủy  sản và  giao  lưu  hàng hóa bằng đường thủy. Đặc biệt, Trà Vinh có khu kinh tế Định An, khu Công nghiệp   Long   Đức, khu Công nghiệp Cổ Chiên, khu công nghiệp Cầu Quan là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các dự án trên địa bàn tỉnh.
1.1. Về Công nghiệp - xây dựng
- Tốc độ  tăng  trưởng  bình  quân  hàng  năm
18,50%  (GDP) .
- Các ngành công nghiệp  chủ lực: Chế biến thủy hải sản, chế biến dừa, dược phẩm, giày da, may mặc, mía đường, chế biến hạt điều, hóa chất, vật liệu ngành in, thức ăn chăn nuôi,…
- Các làng nghề,  hợp tác xã sản xuất hàng thủ công  mỹ nghệ:  dệt  chiếu, đan  đát, sản phẩm quà lưu niệm,…
1.2. Thương mại - Dịch vụ
- Tốc độ  tăng  trưởng  bình  quân  hàng  năm
20,87%.
- Tổng mức bán lẻ hàng  hóa hàng  năm tăng bình quân 14%.
Trên địa bàn  tỉnh có trên  750 doanh  nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại với khoảng trên 3.000 cửa hàng đại lý bán lẻ.
- Hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị và trung tâm thương mại đến năm 2020.
- Kim ngạch xuất khẩu: Tăng bình quân hàng năm trên 26,42% gồm một số mặt hàng  chủ yếu: gạo tăng 38,97%, sản phẩm  từ dừa tăng
15%, thủy sản đông lạnh tăng 25,20%.
- Các thị trường xuất khẩu chính: Châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông. Châu Âu: Thụy Sĩ, Hà Lan, Pháp, Thụy Điển. Các vùng khác: Mỹ, Úc, New- zealand, Nam Phi, Argentina, Ả Rập.
1.3. Nông nghiệp - thủy sản
Sản xuất  nông  nghiệp  giữ vị trí quan  trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh.
- Đất đai, khí hậu phù hợp cho việc phát triển: Cây lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu
các loại, chăn nuôi.

* Trồng trọt
- Cây công nghiệp dài hạn
+ Cây dừa 
Diện tích: 14.000 ha, có trên
03 triệu cây với sản lượng
161 triệu trái đứng hàng thứ
2 sau tỉnh Bến Tre. Là nguồn nguyên    liệu   cho   ngành công nghiệp  chế biến như: Tơ xơ dừa, mùn  dừa, than hoạt   tính,  than   gáo  dừa, cơm dừa nạo  sấy, phân  vi sinh, thảm xơ dừa,...

-  Cây công  nghiệp   ngắn ngày
+ Cây mía
Diện  tích:   6.000  ha.  Sản lượng 720.000 tấn/năm. Tập trung tại các vùng: Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành,
Duyên Hải

+ Cây đậu phộng
Diện  tích: 4.800 ha. Sản lượng  hàng  năm: 21.000 tấn. Tập trung tại các vùng: Châu Thành, Trà Cú, Duyên Hải, Cầu Ngang.


+ Cây lác
Diện tích: 1.500 ha. Sản lượng hàng  năm: 12.000 tấn. Tập trung tại các vùng: Càng  Long, Châu Thành, Trà Cú. Nguyên liệu  cho   sản   xuất   thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

- Cây lương thực
+ Lúa
Diện tích: 226.500 ha. Sản lượng hàng năm:
1,1 triệu tấn, trong đó lúa cao sản 50.000 ha, sản lượng 360.000 tấn. Các giống  lúa được sử dụng  thuộc giống chất lượng cao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo.

+ Cây bắp
Diện tích: 6.000  ha,  bắp  lai chiếm  diện  tích 2.200  ha.   Sản   lượng
hàng năm: 36.000 tấn

- Cây ăn quả
Tập trung ven sôngTiền, sông   Hậu.  Diện  tích:
19.600 ha. Sản lượng hàng năm: 205.000 tấn. Gồm các loại: xoài Châu Nghệ,   bưởi   năm   roi,
cam,  quýt  đường   Nhị Long, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt
Tân Quy,...

* Chăn nuôi
- Sản lượng chăn nuôi toàn tỉnh đạt: đàn heo:  410.000  con/năm,  trên  95% là giống heo  lai kinh tế, đàn  bò: 162.000 con/năm, đàn trâu: 2.150 con, đàn dê: 14.500 con,  đàn gia cầm: 4.800.000 con.

* Thủy sản
Với 65 km bờ biển và 2 cửa sông lớn thông  ra bờ biển là Cung Hầu và Định An cho phép Trà Vinh khai thác  thủy  sản quanh  năm  với sản lượng ổn định.
- Tổng diện tích nuôi trồng: 62.000 ha (diện tích nuôi tôm sú 25.000 ha)
- Tổng sản lượng thủy sản bình quân đạt:
157.000 tấn.
+ Sản lượng khai thác hải sản: 54.000 tấn.
+ Sản lượng khai thác nội đồng: 12.000 tấn.
+ Sản lượng  nuôi trồng  thủy sản: 90.000 tấn (trong đó tôm sú: 19.000 tấn tôm, càng xanh và tôm thẻ chân trắng: 3.000 tấn)
+ Sản lượng cá: 52.000 tấn/năm. Trong đó cá da  trơn:  30.000 tấn/
năm.
+   Cua:   5.200   tấn/năm.
+ Nghêu:  3.800 tấn/năm.
- Các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao Tôm  các  loại:  tôm biển,  tôm  sú,  tôm  càng  xanh,  nghêu,  sò huyết, cua, thủy sản nước ngọt
- Vùng ven biển: trữ lượng: 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác: 630.000 tấn/năm

2. Văn hóa - Lễ hội
* Là một trong những địa phương sở hữu kho tàng văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là văn hóa vật thể và phi vật thể của người Khmer.
Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc chính: Kinh, Khmer, Hoa và một số dân tộc thiểu số khác. Các giá trị văn hóa của các dân tộc: Chữ viết, Lễ hội,  Phong  tục tập  quán.  Các di tích có giá trị văn hóa tín ngưỡng: Chùa Âng , Chùa Hang, Chùa Sam Rong Ek,  Chùa Giác Linh (chùa Dơi), Chùa Nôdol (chùa Cò), Vạn Niên Phong Cung, Chùa Phước Minh Cung.
Một số lễ hội mang đậm nét văn hóa tại tỉnh Trà Vinh: Lễ  hội  nghinh  Ông, Lễ  hội  cúng Trăng (còn gọi là lễ Ok Om Bok), Vu Lan thắng hội,...
* Mạng lưới đào  tạo: Tỉnh có trường  Đại học  Trà Vinh, trường  Cao đẳng  Sư phạm, trường  Cao đẳng  Y  tế, trường  Trung cấp Văn  hóa   nghệ   thuật,  trường   Trung  cấp
nghề, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và 10 cơ sở dạy nghề, 02 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp  -  hướng  nghiệp,  04  Trung tâm  giáo dục thường xuyên, 24 trường Trung học phổ thông.





Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin khác
1 2