5/2020. Tên nhiệm vụ: Sử dụng than hoạt tính trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp tại tỉnh Trà Vinh
Lượt xem: 3612

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty Cổ phần Trà Bắc

• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Huỳnh Khắc Nhu

• Mục tiêu nhiệm vụ:

Đánh giá khả năng hấp phụ khí độc (NH3, NO2, H2S) trong nước ở điều kiện phòng thí nghiệm; Xác định liều lượng và thời gian sử dụng than hoạt tính trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp nhằm giảm khí độc (NH3, NO2-, H2S) trong môi trường nước có nuôi tôm.

Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng than hoạt tính và mô hình nuôi không sử dụng (áp dụng cùng 01 quy trình nuôi thâm canh đang được áp dụng phổ biến tại địa phương).

• Nội dung chính của nhiệm vụ:

- Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2020

+ Nội dung 1: Đánh giá khả năng hấp phụ khí độc (NH3, NO2, H2S) của than hoạt tính trong nước lợ.

+ Nội dung 2: Xác định thời gian và liều lượng sử dụng than hoạt tính để hấp phụ lượng NH3, NO2-, H2S trong điều kiện nuôi tôm thẻ chân trắng trên bể.

- Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2020 đến tháng 9/2021

 + Nội dung 3: Thực nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng có sử dụng than hoạt tính ngoài ao nuôi.

+ Nội dung 4: Tập huấn sử dụng than hoạt tính trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.

• Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

• Phương pháp nghiên cứu

- Nội dung 1: Thực hiện thí nghiệm khảo sát khả năng hấp phụ NH3, NO2-, H2S của than hoạt tính; Thí nghiệm khả năng hấp phụ đồng thời NH3, NO2-, H2S trong nước của than hoạt tính.

- Nội dung 2: Thực hiện các thí nghiệm:

+ Thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng than hoạt tính khác nhau đến hàm lượng NH3, NO2-, H2S trong điều kiện nuôi tôm trong bể (sử dụng than dạng bột).

+ Thí nghiệm đánh giá khả năng hấp phụ các khí NH3, NO2-, H2S của than hoạt tính ở các độ mặn khác nhau (sử dụng than dạng bột).

+ Thí nghiệm đánh giá khả năng hấp phụ các khí NH3, NO2-, H2S của than hoạt tính ở pH khác nhau (sử dụng than dạng bột).

- Nội dung 3: Thực nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng có sử dụng than hoạt tính ngoài ao nuôi (sử dụng than dạng bột).

• Kết quả dự kiến

Giai đoạn I

Các báo cáo: Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài; Phân tích xử lý số liệu nội dung nghiên cứu 1 và 2; Tổng hợp về khả năng hấp phụ hiệu quả NH3, NO2-, H2S của than hoạt tính trong nước lợ; Tổng hợp về khả năng sử dụng hiệu quả than hoạt tính để hấp phụ lượng NH3, NO2-, H2S trong nuôi tôm thẻ chân trắng trên bể ở các điều kiện khác nhau.

Quy trình kỹ thuật sử dụng hiệu quả than hoạt tính để hấp phụ lượng NH3, NO2-, H2S trong nuôi tôm thẻ chân trắng trên bể ở các điều kiện khác nhau.

Giai đoạn II

Các báo cáo: Phân tích số liệu của nội dung 3; Tổng hợp hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng có sử dụng than hoạt tính ngoài ao nuôi; Quy trình kỹ thuật hiệu quả trong nuôi tôm thẻ chân trắng có sử dụng than hoạt tính ngoài ao nuôi; Tài liệu tập huấn.

- 02 bài báo khoa học công bố trên Tạp chí khoa học, công nghệ có chỉ số ISSN (Đại học Trà Vinh; Đại học An Giang).

- Đào tạo 05 kỹ sư Nuôi trồng Thủy sản/Hóa học/Môi trường.

• Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến

Từ tháng 2/2020 đến tháng 11/2021


Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 38
  • Trong tuần: 1 638
  • Tất cả: 4408739