Lợi nhuận sản xuất nông nghiệp đạt thấp do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19
Mỹ Long Bắc là xã biên giới biển của huyện Cầu Ngang, với diện tích nông nghiệp trên 1.600ha được chia làm 03 tiểu vùng. Hiện nay ngoài sản xuất lúa, mô hình trồng màu đang là hướng phát triển mạnh được nhiều hộ dân tập trung trồng với quy mô nhỏ và vừa. Nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ yếu trong phát triển kinh tế của xã, nhất là việc chuyển đổi tái cơ cấu nông nghiệp được quan tâm thực hiện như chuyển đổi đất lúa hè - thu kém hiệu quả sang trồng màu.

Bí đỏ là cây trồng chủ lực của nông dân ấp Hạnh Mỹ, xã Mỹ Long Bắc

Ông Trần Minh Yên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Long Bắc cho biết: 06 tháng đầu năm 2021, nông dân xuống giống 2.108ha, đạt 85,3% (ước cuối năm diện tích xuống giống đạt 2.581ha). Trong đó, màu lương thực 241ha; màu thực phẩm 1021,6ha; màu công nghiệp 845ha. Vụ màu năm nay, do một số hộ dân chuyển từ cây đậu phộng sang trồng một số thực phẩm như: ớt chỉ thiên, đậu bắp, rau các loại… nên diện tích sản xuất đậu phộng không đạt kế hoạch đề ra. Trong quá trình sản xuất do gặp mưa lớn tập trung kéo dài làm thiệt hại 203,95ha, mức độ thiệt hại từ 60 - 90%. Đến nay, nông dân đã thu hoạch trên 1.878ha, đạt 89,1%, trong đó màu lương thực 208,4ha, màu thực phẩm 824,8ha. Hiện nay trên địa bàn xã có 250 hộ sản xuất vụ màu hè - thu với tổng diện tích 195,9ha, trong đó có 139 hộ đang thu hoạch với diện tích 43,9ha, gồm các loại màu như: đậu bắp, bắp, ớt chỉ thiên, dưa leo,… tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị số 09/CT-UBND, ngày 17/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, hoạt động giao thương hàng hóa nông sản trên địa bàn xã giữa nông dân với thương lái diễn ra bình thường nhưng giá bán thấp hơn từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. 

Theo nông dân Nguyễn Khải Hoàng, ấp Nhứt A, xã Mỹ Long Bắc, với 0,5ha đất trồng màu, nhưng vụ 01, ông chỉ trồng 1.000m2 khổ qua, chi phí sản xuất như phân bón, hạt giống, màng phủ nông nghiệp,… khoảng 15 triệu đồng/1.000m2. Đến ngày thu hoạch, giá bán 6.000 đồng/kg, lợi nhuận 10 triệu đồng/1.000m2. Vụ 02, ông trồng 3.000m2 ớt chỉ thiên, chi phí sản xuất 12 triệu/1.000m2, giá bán 9.000 đồng/kg, lợi nhuận 15 triệu đồng/1.000m2. Đến vụ 03 này, ông đang trồng và thu hoạch 1.000m2 đậu bắp, chi phí tính đến thời điểm hiện tại 03 triệu đồng, giá bán từ 3.000 - 8.000 đồng/kg, thu nhập 06 triệu đồng, hiện vẫn còn đang thu hoạch. Do tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại nên các loại màu trong thời điểm thu hoạch được thương lái đến thu mua ổn định, nhưng giá bán đạt thấp, từ đó lợi nhuận không cao. Đồng thời, do ảnh hưởng dịch bệnh nên ông cũng không mạnh dạn sản xuất nhiều vì sợ thương lái mua không hết.

Riêng về thủy sản, trong 06 tháng đầu năm 2021, xã có 58 hộ thả nuôi 10,28 triệu con giống trên diện tích 51ha. Đến nay, có 35 hộ thu hoạch diện tích 3,5ha, sản lượng 297,8 tấn. Hiện xã có 28 hộ đang thả nuôi vụ mới, với diện tích mặt nước 12ha, số lượng con giống 70,5 triệu con, các đối tượng con nuôi như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển và cá các loại, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá bán giảm từ 30.000 - 50.000 đồng/kg, nên dự kiến trong 14 ngày tới sẽ có 05 hộ thu hoạch, với diện tích 3,2ha. Mặc dù bị ảnh hưởng dịch bệnh nhưng chi phí cung ứng vật tư đầu vào trên địa bàn xã tại các cơ sở vẫn ổn định, chưa có biến động về giá. Tuy nhiên do đầu ra thấp nên lợi nhuận kinh tế của người dân không cao, chỉ đạt từ 50 - 70 triệu đồng/ha đối với cây màu, giảm 30 - 50% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận thủy sản hộ cao nhất đạt 500 triệu đồng/vụ nuôi và hộ thấp nhất 20 triệu đồng/vụ, giảm 10% so năm trước. Theo bà Nguyễn Thị To, ấp Bến Cát, xã Mỹ Long Bắc có ao nuôi tôm tại ấp Bến Kinh, với 3,2ha mặt nước, từ đầu năm 2021 đến nay, bà đã thu hoạch 02 vụ tôm thẻ chân trắng với tổng sản lượng đạt 18,5 tấn, lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng/vụ, hiện bà đang thả nuôi vụ 03 và tôm phát triển tốt được hơn 30 ngày tuổi.

Theo ông Trần Minh Yên, để vừa thực hiện công tác phòng, chống dịch, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến cuối năm 2021, Mỹ Long Bắc đã xây dựng kế hoạch và có giải pháp chỉ đạo cụ thể để chăm lo đời sống của người dân, cụ thể như rà soát thống kê các cơ sở kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cần thiết cung cấp cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội; thống kê số lượng người được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước bị ảnh hưởng của dịch bệnh và nắm lại tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất cây màu của người dân, đảm bảo chi phí sản xuất đầu vào và đầu ra ổn định, giúp người dân an tâm sản xuất. Giữ vững diện tích trồng màu, nhất là cây màu có giá trị kinh tế cao như: đậu phộng, dưa hấu, bí. Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Vận hành các cống đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản.

Thanh Nguyên
 

 
Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 18
  • Trong tuần: 1 402
  • Tất cả: 3756578
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner