Cầu Ngang: Quyết liệt công tác phòng chống, dịch bệnh
Quyết liệt trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phải kể đến địa bàn huyện Cầu Ngang là một trong những địa phương xuất hiện các ca dương tính với vi - rút SARS-CoV-2 phức tạp và đáng buồn hơn xảy ra 05 trường hợp tử vong. Không chỉ vậy, địa bàn xã Thạnh Hòa Sơn là “điểm nóng” phức tạp xuất hiện các ca dương tính với vi - rút SARS-CoV-2 nhiều nhất và từng nằm trong biểu đồ “vùng đỏ” gây lo lắng cho người dân trước và trong mùa giãn cách xã hội. Trước tình hình trên, huyện đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị tập trung dồn sức trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM. 

Quyết liệt trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phải kể đến địa bàn huyện Cầu Ngang là một trong những địa phương xuất hiện các ca dương tính với vi - rút SARS-CoV-2 phức tạp và đáng buồn hơn xảy ra 05 trường hợp tử vong. Không chỉ vậy, địa bàn xã Thạnh Hòa Sơn là “điểm nóng” phức tạp xuất hiện các ca dương tính với vi - rút SARS-CoV-2 nhiều nhất và từng nằm trong biểu đồ “vùng đỏ” gây lo lắng cho người dân trước và trong mùa giãn cách xã hội. Trước tình hình trên, huyện đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị tập trung dồn sức trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nỗ lực sống chung với dịch bệnh

Trong những ngày này, chúng tôi về xã Thạnh Hòa Sơn, nơi đã từng xảy ra các ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 nhiều nhất và phức tạp. Đặc biệt ấp Lạc Sơn là một trong những địa bàn phức tạp, gây tâm lý lo lắng, hoang mang của người dân trong ấp và các ấp lân cận. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, huyện chỉ đạo xã tập trung rà soát, xét nghiệm sàn lọc tách F0 trong cộng đồng, từng bước đưa cuộc sống của ấp trở lại trạng thái bình thường. Sau khi khu vực phong tỏa ấp Lạc Sơn được giải phóng, người dân trong ấp vô cùng phấn khởi và bắt đầu tăng gia sản xuất, chuẩn bị vụ mùa mới. Trao đổi với chúng tôi, ông Sơn Sene, ấp Lạc Sơn, xã Thạnh Hòa Sơn cho biết: từ khi trong ấp có dịch bệnh Covid-19 xảy ra và nhanh chóng trở thành điểm nóng trên địa bàn, gia đình ông cũng như những người dân nơi đây sống trong nỗi lo lắng, bất an. Tuy nhiên với sự quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh, nên người dân an tâm nỗ lực sống chung với dịch trong suốt thời gian bị phong tỏa và khắc khoải chờ dịch qua. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, ông khẩn trương thuê xe cày ải, xới đất, làm cỏ chuẩn bị vụ lúa mới. Với 0,6ha đất canh tác từ 02 - 03 vụ lúa/năm, đặc biệt vụ lúa thu - đông năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và là địa bàn nằm trong khu vực phong tỏa nên khâu thuê phương tiện vào cày xới đất có chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống lúa chậm hơn vài ngày so với năm trước. Mặt khác, vì xuống giống trễ, nên sau khi lúa phát triển được 03 ngày gặp thời tiết mưa nhiều, ngập úng dẫn đến lúa phát triển không đồng đều. Đây là nguyên nhân dẫn đến lúa bị thiệt hại, tốn nhiều chi phí thuê nhân công dặm vá ruộng lúa. 

Bà Sơn Thị Khương, ấp Lạc Sơn, xã Thạnh Hòa Sơn thu hoạch rau cần

Bà Sơn Thị Khương, ngụ cùng ấp bày tỏ: sau khi ấp bị phong tỏa, 3.000m2 khổ qua, rau cần, mướp của gia đình bà bị thua lỗ, do không trao đổi hàng hóa với thương lái ở bên ngoài. Mặt khác sống trong thời gian bị phong tỏa, ngoài việc lo sợ bị dịch bệnh thì không còn tâm trí đâu lo thu hoạch rau màu, nên gia đình bà tập trung cắt cỏ, thu hoạch rau màu già cõi để nuôi 09 con bò. Tuy nhiên, bà Khương tận dụng những liếp rau cần còn non tốt, bà thu hoạch tạo giống mới, xử lý đất trồng lại gần 2.000m2 chờ đợi dịch bệnh qua và hết phong tỏa để có nông sản bán. Kết quả như mong đợi, sau khi khu vực phong tỏa bị gỡ bỏ giá rau cần biến động tăng lên 20.000 đồng/kg, bà trúng đậm mùa rau cần, thu hoạch bình quân 30 - 40kg/ngày, lợi nhuận 10 triệu đồng/1.000m2. Hiện nay bà đang xử lý 3.000m2 đất chuẩn bị xuống giống ớt chỉ thiên và rau cần.

Giữ vững trạng thái bình thường

Theo bà Trần Thị Kim Chung, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang, tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp. Để quyết liệt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 giữ vững trạng thái bình thường mới, huyện thiết lập các chốt kiểm soát các lối ra - vào, bố trí lực lượng trực canh gác bảo vệ an toàn theo hình thức tự quản, không để dịch xâm nhập vào địa bàn huyện. Phát huy trách nhiệm tổ Covid cộng đồng trong việc giám sát “chặt trong, chặt ngoài” theo tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm; thực hiện tuần tra kiểm soát nhằm phát hiện người lạ từ vùng khác đến. Dừng một số hoạt động dịch vụ văn hóa thể thao, giải trí tại các điểm công cộng,… chỉ cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát bán mang về. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân - khách hàng thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch khi trao đổi hàng hóa tại các chợ. Đối với cửa hàng, quán bán thức ăn - nước uống, các loại thức ăn chế biến sẵn, tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, người bán hàng phải mang khẩu trang, tấm chắn giọt bắn, trang bị đầy đủ nước sát khuẩn, thực hiện giãn cách, có bố trí vách ngăn hoặc giăng dây quanh khu vực bán hàng đảm bảo giãn cách giữa người mua và người bán; tổ chức ký cam kết thực hiện đúng các nguyên tắc phòng chống dịch cho tất cả các địa điểm kinh doanh.

Trải qua cuộc chiến tâm lý với một “đối thủ” vô hình như vi - rút SARS-CoV-2 trong thời gian qua, đến nay tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện đã được kiểm soát và dần khôi phục sản xuất, nhưng Cầu Ngang vẫn còn gặp khó khăn bởi tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan cao đã gây áp lực lớn đối với các cấp, các ngành và hộ nuôi. Với lợi thế là huyện có tiềm năng kinh tế nông nghiệp, ngoài con nuôi thủy sản, những năm gần đây, người dân trong huyện tập trung phát triển mạnh đàn bò nuôi với tổng đàn trên 48.600 con. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò, huyện quyết liệt các giải pháp kiểm soát dứt điểm các ổ dịch trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền đến người chăn nuôi về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh cũng như các dấu hiệu nhận biết và tổ chức tiêm vắc-xin cho bò nuôi.
Nông dân Thạch Kiên, ấp Tân Lập, xã Long Sơn cho biết: kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nghề làm phụ hồ và sản xuất 02 vụ lúa trên diện tích 0,5ha. 05 năm gần đây, khi tích lũy được số vốn và tận dụng nguồn nguyên liệu từ rơm rạ đầu tư nuôi bò sinh sản, đời sống gia đình dần ổn định. Hơn 02 tháng qua do bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nên ông nghỉ làm phụ hồ và tập trung chăm sóc 02 con bò sinh sản tại nhà. Trong thời gian thất nghiệp, mất thu nhập thì 02 con bò nuôi bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục, ông đã thông báo với cán bộ nông nghiệp xã đã kịp thời xử lý phun xịt, điều trị nên bò nuôi đang trong giai đoạn phục hồi. 

Bà Trần Thị Kim Chung cho biết thêm: mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Hiện nay tình trạng dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của huyện. Để khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và chủ động phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên bò, huyện tập trung đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm dần khôi phục sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển ở những tháng cuối năm, hoàn thành các chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư - lâm nghiệp và phát triển nông thôn gắn với XDNTM; kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp xã Hiệp Mỹ Tây, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững, nhất là các xã có đông đồng bào Khmer, xã đặc biệt khó khăn. Tăng cường công tác xuất khẩu lao động, xem đây là khâu đột phá trong giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững

Thanh Nguyên

1 2 3 4 5  ... 
Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 8
  • Trong tuần: 1 373
  • Tất cả: 3756426
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner