Mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu, giải pháp chủ yếu năm 2012

- Tiếp tục thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; tổ chức lại sản xuất gắn với mô hình nông thôn mới, trong đó chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông – ngư - lâm nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

 

- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung thực hiện các giải pháp tháo gở khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng cao và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường gắn với tìm đầu ra cho sản phẩm sản xuất; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định.

 

- Tổng giá trị GDP tăng lên 13,5% so năm 2011, trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp 6,15%, lâm nghiệp 2,68%, thủy sản 11,6%, công nghiệp tăng 22,22%, xây dựng tăng 29,48% và ngành dịch vụ tăng 13,43%.

 

- Các chỉ tiêu về sản lượng năm 2012:

 

          + Đối với cây lúa, tập trung phát triển vùng chuyên canh sản xuất 2 vụ lúa, giữ ổn định diện tích gieo trồng và đầu tư thâm canh tăng năng suất nâng cao chất lượng, hiệu quả. Phấn đấu diện tích lúa cả năm 26.600 ha, trong đó: lúa mùa 17.000 ha, năng suất 5,5 tấn/ha; lúa hè thu 9.600 ha, năng suất 5,5 tấn/ha; tổng sản lượng đạt 146.300 tấn.

 

          + Cây màu, mở rộng diện tích khu vực đất triền giồng sản xuất lúa kém hiệu quả, tập trung màu có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ ổn định. Phấn đấu đạt diện tích 12.200 ha (có 3.500 ha đậu phộng).

 

          + Về chăn nuôi khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại , an toàn dịch bệnh, cải thiện chất lượng con giống trong chăn nuôi theo hướng thịt và nâng cao chất lượng, năm 2012 đàn bò 38.000 con ( trên 80% bò lai Sind), đàn heo 70.000 con và 2,5 triệu con gia cầm.

 

          + Thủy sản, đẩy mạnh đầu tư phát triển thủy sản thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao góp phần tăng GDP của huyện, trong đó nuôi trồng là khâu đột phá, đặc biệt là con tôm sú. Phấn đấu đạt tổng sản lượng 52.620 tấn, trong đó: nuôi trồng thuỷ sản 19.020 tấn (có 14.550 tấn tôm sú); khai thác nội đồng 6.800 tấn; khai thác biển 26.800 tấn.

 

- Huy động các nguồn lực cho đầu phát triển tối thiểu là 714 tỷ đồng, tăng 6,6% so thực hiện năm 2011. Trong đó:

 

           + Nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia và một số chương trình dự án, nhiệm vụ khác từ bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, tỉnh; vốn tập trung; vốn ODA) chiếm tỷ trọng 48% tổng nguồn.

 

          + Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 0,5%

          + Vốn dân cư, chiếm 46 % so tổng nguồn vốn.

          + Vốn khác, chiếm 5,5 % so tổng nguồn vốn.

Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 135
  • Trong tuần: 1 734
  • Tất cả: 3756005
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner