Hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2011

* Về Nông – lâm nghiệp, thủy sản:

- Sản xuất Nông - Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất đạt 608,8 tỷ đồng, đạt 100,81% KH, tăng 7,06 % so với năm 2010. Trong đó giá trị trồng trọt chiếm 78,56%, chăn nuôi chiếm 14,06%, dịch vụ chiếm 4,51%, lâm nghiệp chiếm 2,87%. Cụ thể:

 

+ Trồng trọt: Cây lúa, tổng diện tích gieo trồng 29.940 ha, tổng sản lượng 140.116 tấn, đạt 92,94% kế hoạch. Gồm lúa hè thu diện tích 10.240 ha, sản lượng 50.176 tấn; lúa mùa 17.000 ha, sản lượng 88.000 tấn; lúa đông xuân diện tích 1.938,48 ha, sản lượng đạt 1540 tấn. Cây màu xuống giống được 10.920 ha, đạt 96% kế hoạch (tăng 550 ha so năm 2010).

 

+ Chăn nuôi: tổng đàn bò 37.000 con (tăng 2.000 con so năm 2010), đàn heo 50.000 con ( tăng 20.000 con), đàn gia cầm 2.000.000 con ( giảm 500 ngàn con).

 

+ Lâm nghiệp: toàn huyện có 950,48 ha diện tích đất lâm nghiệp (chủ yếu là đất rừng phòng hộ), chiếm 3,45% diện tích đất nông nghiệp, trong năm trồng mới 15 ha rừng bần phòng hộ, đến nay huyện đã tổ chức giao khoán quản lý bảo vệ rừng được 805,16 ha.

 

- Thủy sản: Tổng sản lượng năm 2011 đạt 49.750 tấn (trong đó có 21.000 tấn tôm), đạt 101,2% kế hoạch, tăng 12,9% so cùng kỳ. Bao gồm:

 

+ Nuôi trồng thuỷ sản: tôm sú đạt sản lượng 13.550 tấn, vượt 4,2%kế hoạch; tôm càng xanh sản lượng đạt 80 tấn, giảm 20 tấn so năm 2010.

 

+ Nuôi nhử tự nhiên và khai thác nội đồng sản lượng đạt 33.000 tấn tôm cá các loại, đạt 100% kế hoạch, trong đó có khoảng 3.000 tấn tôm.

 

+ Khai thác biển: sản lượng đạt 25.000 tấn tôm, cá các loại (có 7.250 tấn tôm, 500 tấn mực), đạt 101,5% kế hoạch.

 

* Về Công nhiệp - Xây dựng:

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển mới thêm 76 cơ sở, nâng tổng số toàn huyện có 1.189 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giá trị tổng sản lượng đạt 180 tỷ đồng, tăng 22,9% so cùng kỳ. Nhìn chung ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển về qui mô, một số sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định như: chế biến lương thực, chế biến tôm khô, sản xuất nước đá, cửa sắt, nhôm… Bên cạnh huyện cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư như: công ty TNHH một thành viên Grace Vina ( Hàn Quốc) tại ấp La Bang, Long Sơn; công ty Tân Việt tỉnh Bình Dương; công ty giống cây trồng Miền Nam…

 

- Hệ thống lưới điện, tiếp tục được nâng cấp mở rộng, phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân; đến nay có 100% ấp – khóm có điện, tổng số hộ sử dụng điện 30.960 hộ, chiếm 96% so với tổng số hộ, tăng 500 hộ so năm 2010. Dự án điện khí hóa cho 20.000 hộ của tỉnh trên địa bàn huyện , đến nay đã giải phóng, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai thực hiện ở 8 xã thuộc dự án.

 

- Hệ thống cấp, thoát nước, trên địa bàn huyện hiện có nhà máy nước thị trấn Cầu ngang, với công suất 3000m3/ngày, đêm và 27 trạm cấp nước tập trung, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân khu vực đô thị (thị trấn Cầu Ngang, thị trấn Mỹ Long) và nông thôn (13 xã trên địa bàn huyện), tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 96,5%. Thoát nước chủ yếu là thoát trực tiếp ra môi trường tự nhiên.

 

- Về giao thông đường bộ, huyện có 94,70 km đường hương lộ, 26 km đường quốc lộ đã được láng nhựa; 180,8 km đường giao thông nông thôn, đã láng nhựa 155 km; năm 2011 thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng công trình nâng cấp mở rộng quốc lộ 53 trên địa bàn huyện. Về giao thông đường thủy, có hệ thống sông Chà Và - Thâu Râu nối trung tâm huyện, thị với sông Cổ Chiên, đây là tuyến giao thông thủy quan trọng nhất của huyện, đảm bảo cho các phương tiện có tải trọng lớn khoảng 60 tấn lưu thông dễ dàng; ngoài ra huyện còn có hệ thống kênh Thống Nhất - Cầu Ngang, là nơi giao lưu, vận chuyển hàng hóa chủ yếu tại địa bàn trung tâm thị trấn Cầu Ngang.

 

- Thương mại - dịch vụ, năm 2011 tiếp tục phát triển 226 cơ sở kinh doanh, nâng tổng số đến nay toàn huyện có 1425 cơ sở kinh doanh; giá trị dịch vụ ước đạt 725 tỷ đồng, đạt 100,4% kế hoạch; tổ chức 6 lớp tập huấn vế khởi sự doanh nghiệp, tăng cường khả năng kinh doanh và ngành nghề đan đát có 258 học viên tham dự. Xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng chợ xã Hiệp Mỹ Tây, Hiệp Mỹ Đông, mở rộng chợ xã Mỹ Long Nam theo tiêu chí chợ nông thôn mới, sắp xếp trật tự mua bán các chợ trên địa bàn huyện, đưa xe rác đi vào hoạt động góp phần thực hiện tốt thu gôm, xử lý rác thải. Xây dựng và được tỉnh công nhận làng nghề chế biến thủy sản thị trấn Mỹ Long và bánh tét Trà Cuôn.

Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 113
  • Trong tuần: 1 497
  • Tất cả: 3756673
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner