Cầu Ngang xây dựng và phát triển gia đình ngang tầm với yêu cầu phát triển mới
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 4/5/2001,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trãi qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần bảo tồn xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc.

Hàng năm, hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam 28/6, các cơ quan, đơn vị cùng  xã - thị trấn trong huyện Cầu Ngang tổ chức các hoạt động kỷ niệm với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, tiết kiệm, có chất lượng và hiệu quả như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hội thi, giao lưu văn hóa, văn nghệ, chia sẻ kinh nghiệm giữ gìn hạnh phúc trong gia đình, kỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em…  Tuy nhiên, do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay mà các hoạt động tập trung đông người hầu hết đều được tạm ngưng. Việc tổ chức kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam phải được xem xét và cân nhắc sao cho phù hợp với diễn biến của bệnh dịch Covid-19. Có thể nói, ngày Gia đình Việt Nam (28/6) thật sự đã trở thành một sự kiện văn hóa lớn, là ngày để mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau. 

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, huyện Cầu Ngang tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình. Kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển đời sống vật chất, tinh thần. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư phát triển, ngày càng có nhiều gia đình văn hoá, nông thôn mới, ấp - khóm, xã - thị trấn văn hoá, nông thôn mới, đô thị văn minh góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Quan tâm thực hiện tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho hàng ngàn gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Song song đó, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, gia đình ở vùng sâu, vùng khó khăn, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, ổn định và phát triển. Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội và gia đình thực hiện và phát huy. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác gia đình hiện nay còn nhiều hạn chế và đang đối mặt với nhiều thách thức. Tình trạng ly hôn, ly thân đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài đang làm cho xã hội lo lắng. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp. Những xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè, bạo hành trong gia đình, tình trạng trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển…

 Để xây dựng và phát triển gia đình ngang tầm với yêu cầu phát triển hiện nay, ông Nguyễn Đức Mậu - Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị các ngành, các địa phương và gia đình thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm như sau: Một là, cần nhận thức rõ gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Coi đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững. Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên; chủ động rà soát, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức về gia đình và công tác gia đình. Cần đặc biệt quan tâm xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; kiên quyết đấu tranh chống những lối sống thực dụng, vị kỷ; tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ba là, tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình, cung cấp tới từng gia đình các kiến thức, kỹ năng sống, như: kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và với cộng đồng. Giáo dục và vận động mọi gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nếp sống văn minh, tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ ở cơ sở; phát triển các hình thức tổ hoà giải, các câu lạc bộ gia đình tại cộng đồng; giữ gìn và phát huy văn hoá gia đình và truyền thống tốt đẹp của dòng họ; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình; nhân rộng các mô hình kinh tế hộ tiên tiến; bảo đảm kết quả bền vững của chương trình xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc khmer, quan tâm đặc biệt tới các gia đình có công với cách mạng, gia đình già yếu, neo đơn. Năm là, đề nghị các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng và gia đình tham gia tích cực xây dựng gia đình văn hoá, nông thôn mới, ấp - khóm, xã - thị trấn văn hoá, nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu, tạo phong trào xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Biểu dương kịp thời và nhân rộng các mô hình gia đình vượt khó vươn lên, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình.

Bảo Lộc
1 2 3 4 5  ... 
Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 81
  • Trong tuần: 1 465
  • Tất cả: 3756641
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner