Diện mạo mới xã nông thôn mới vùng dân tộc Khmer !
Năm 2021 và 04 tháng đầu năm Cầu Ngang có thêm 05 xã vùng đồng bào dân tộc Khmer “về đích ” đạt chuẩn xã nông thôn mới. Đây là “kỳ tích” trong xây dựng nông thôn mới gắn với giải quyết việc làm, xóa nghèo vùng dân tộc Khmer trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Về các xã đạt chuẩn nông thôn mới Nhị Trường, Thuận Hòa, Thạnh Hòa Sơn, Trường Thọ, Long Sơn vào những ngày trung tuần tháng Tư đúng dịp tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây năm 2022 của đồng bào dân tộc Khmer, sinh khí vui đón năm mới nhộn nhịp hẳn lên trong từng phum sóc khi bà con các địa phương vừa thu hoạch xong vụ đậu phộng, lúa Đông Xuân trúng mùa…

Mặc dù năm 2021 còn gặp nhiều khó khăn bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Song được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành; sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể và sự đồng thuận của Nhân dân, huyện Cầu Ngang có thêm 03 Nhị Trường, Thuận Hòa, Thạnh Hòa Sơn đạt 19/19 tiêu chí NTM. Đến tháng 4/2022, Trường Thọ, Long Sơn hoàn thành “về đích” nông thôn mới đạt 19/19 tiêu chí. Đổi thay lớn nhất 05 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 là kết cấu hạ tầng được đầu tư khang trang, các tuyến đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; hệ thống thủy lợi, kênh mương được xây dựng đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; tỷ lệ hộ nghèo của các xã giảm còn dưới 4%; tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn đạt trên 90%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,6-100%, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của 03 xã đều đạt trên 52 triệu đồng/người/năm … 

Ông Thạch Dương, cán bộ hưu xã Long Sơn phấn khởi nhận xét: So với trước đây hiện nay đời sống đồng bào dân tộc Khmer đổi thay nhiều lắm. Về giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng khanh trang, đường làng ngõ xóm thông thoáng. Điện, nước sinh hoạt về tận ngõ ngách từng nhà. Y tế, giáo dục trong vùng dân tộc Khmer phát triển vượt bậc. Con em người dân tộc ngày nay có người học lên thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư rất nhiều. Đặc biệt, trong những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà  nước về xây dựng nông thôn mới nhiều cơ sở hạ tầng phúc lợi phục vụ đời sống dân sinh được đầu tư nhiều hơn, tạo nên diện mạo mới, sức sống mới cho vùng dân tộc Khmer thêm khởi sắc. Hòa Thượng Thạch Son, Chủ tịch danh dự Hội ĐKSSYN huyện, Sư cả chùa Chêk ChRum (chùa Mới) xã Kim Hòa, nhìn nhận: Với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, các chính sách hỗ trợ đồng bào Khmer phát triển sản xuất, tạo việc làm, xuất khẩu lao động… đã góp phần giúp bà con xóa nghèo, cải thiện đời sống. Từ đó đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng cao. Ông Nguyễn Văn Trãi, Trưởng Ban Dân vận - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Cầu Ngang cho rằng: Quán triệt phương châm “Người dân nông thôn là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới” trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, mục đích, yêu cầu của công tác xây dựng NTM; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, thực hiện liên tục, quyết liệt, qua đó tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn dân; phát động các phong trào thi đua xây dựng NTM bằng nhiều hình thức thiết thực, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng NTM với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đặc thù. Thực tế qua kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng NTM của 05 xã vùng dân tộc Khmer vừa đạt chuẩn NTM tỷ lệ người dân hài lòng đều đạt trên 99%. Ông Trần Vân Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Trường Thọ, cho biết: Trường Thọ là một xã nghèo của huyện Cầu Ngang, thuộc Chương trình 135 giai đoạn III của Chính phủ. Toàn xã có 2.511 hộ, đồng bào dân tộc Khmer chiếm 73,56%. Thực hiện nghị quyết Huyện ủy về xây dựng nông thôn mới, từ năm 2020 đến nay, Đảng bộ xã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giảm nghèo có hiệu quả như: Mô hình “Tổ tiết kiệm tín dụng phụ nữ” của Hội LHPN; mô hình “Sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm chất lượng cao” của Hội Nông dân; mô hình “Đồng tiền, đồng đội” của Hội Cựu chiến binh; mô hình “Vận động ĐVTN học nghề, giải quyết việc làm gắn với xuất khẩu lao động” của Đoàn thanh niên...Từ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, năm 2021 giảm còn 1,94%, giảm 7,62% so với năm 2020. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người xã Trường Thọ đạt 52,4 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay xã đã tập trung tuyên truyền vận động gia đình và các mạnh thường quân, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng 224 căn nhà. Trong này có 88 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà đồng đội; 126 căn nhà theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và 10 căn theo Nghị quyết 04 với tổng số tiền hơn 06 tỷ đồng, vốn các chương trình lồng ghép hơn 4,8 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 1,2 tỷ  đồng. Hiện nay trên địa bàn xã không có nhà tạm, nhà dột nát và  không phát sinh hộ không có đất ở trước 03 năm. Toàn xã hiện có 1.965/2.511 căn nhà đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng, chiếm78%, đạt tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư. Xã Trường Thọ đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Văn Ngà, Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang, đánh giá: “Qua thực hiện các giải pháp về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân vùng đồng bào dân tộc Khmer, đến cuối năm 2021 các xã vùng đồng bào Khmer đạt mục tiêu 100% tuyến đường liên xã được nhựa hóa - bê tông hóa, có 58,48% tuyến đường trục nội ấp, liên ấp được cứng hóa đạt chuẩn NTM. Hệ thống lưới điện tiếp tục phát triển có 99,6% hộ dân tộc sử dụng điện thường xuyên, 99,22% hộ dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh, có 07/08 xã vùng có đông đồng bào dân tộc có chợ phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa…Bà  Trần Thị Kim Chung, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang chia sẻ: Năm 2021 và 04 tháng đầu năm Cầu Ngang có thêm 05 xã  đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc Khmer “về đích” đạt chuẩn xã nông thôn mới, gồm: Nhị Trường, Thuận Hòa, Thạnh Hòa Sơn đạt 19/19 tiêu chí NTM. Đây là “kỳ tích” trong xây dựng nông thôn mới gắn với giải quyết việc làm, giảm nghèo vùng dân tộc Khmer trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Kết quả nổi bật này có sự đóng góp quý báu của cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể người dân tộc Khmer, các vị chức sắc trong Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện, các vị sư cả, đại diện Ban quản trị chùa Khmer trong huyện đã góp phần đưa kinh tế huyện nhà tiếp tục phát triển, nổi bật nhất trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, huyện còn 415 hộ nghèo, chiếm 1,11% so tổng số hộ toàn huyện, trong đó hộ nghèo Khmer giảm 3,76% so năm 2020; hộ cận nghèo giảm 1,37% so năm 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt 55,19 triệu /người/ năm. Năm 2022 và những năm tiếp theo, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang Trần Thị Kim Chung kêu gọi và mong muốn quý vị sư sãi, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ người dân tộc Khmer nói riêng và các tầng lớp nhân dân trong huyện nói chung, tiếp tục phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo, phấn đấu vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; xây dựng cảnh quang môi trường sáng -xanh -sạch-đẹp, cùng với Đảng bộ, dân, quân huyện nhà thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm 2022, đặc biệt là xây dựng thành công huyện nông thôn mới.

Đình Cảnh
Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 21
  • Trong tuần: 873
  • Tất cả: 3758182
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner