Đổi đời tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong những năm gần đây huyện Cầu Ngang đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân nhất là vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Hàng trăm hộ tham gia xuất khẩu lao động thoát nghèo xây dựng nhà ở khang trang, tiêu biểu nhất là gia đình ông Thạch Nganne và chị Nguyễn Thị Hạnh, ấp Ba So, xã Hiệp Hòa.

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND, các ngành trò chuyện cùng gia đình ông Thạch Nganne và chị Nguyễn Thị Hạnh

Ông Thạch Nganne và chị Nguyễn Thị trước căn nhà xây dựng gần 1 tỷ do  con lao động ở Nhật Bản gửi về

Từ điểm sáng phong trào xuất khẩu lao động ở xã Trường Thọ, xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 có đông đồng bào dân Khmer, phong trào tham gia xuất khẩu lao động ở Cầu Ngang phát triển mạnh trong 5 năm gần đây. Ông Thạch Nganne và chị Nguyễn Thị Hạnh, ấp Ba So, xã Hiệp Hòa, một trong hơn 200 hộ dân có con tham gia xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện cất được nhà ở khang trang là một trong những điển hình tiêu biểu này. Đến thăm gia đình ông Thạch Nganne và chị Nguyên Thị Hạnh đúng thời điểm bà con đồng bào Khmer đang chuẩn bị vui đón tết cổ truyền Chol Chnam Thmây. Điều đầu tiên bất ngờ là giữa đồng ruộng mông quạnh, thôn xóm yên ả có ngôi nhà tường khang trang mà mọi người ai cũng trầm trồ ngôi nhà đẹp nhất vùng. Chị Nguyễn Thị Hạnh và chồng ông Thạch Nganne phẩn khởi, chia sẻ: “Cách đây 4 năm gia đình chị thuộc diện cận nghèo. Năm 2016, sau khi con trai Sa Quan tốt nghiệp cao đẳng, vợ chồng Thạch Nganne được ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay 100 triệu đồng cho con tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật Bản với nghề chế biến thực phẩm. Với mong muốn giúp gia đình thoát nghèo, Sa Quan chi tiêu tiết kiệm, hàng tháng dành dụm gần 30 triệu đồng tiền lương gửi về phụ giúp gia đình. Nhờ cần cù, chăm chỉ lao động chỉ nửa năm sang lao động tại Nhật Bản, Sa Quan gửi tiền về trả nợ vay ngân hàng. Cứ 4 tháng cháu gửi về cho gia đình 100 triệu đồng. Năm 2019 cất căn nhà này gần 1 tỷ, tiền con lao động ở Nhật Bản gửi về khoảng 800 triệu đồng”. Từ thực tế thoát nghèo vươn lên khá giả nhờ tham gia xuất khẩu lao động của gia đình ông Thạch Nganne, hiện nay xã Hiệp Hòa có hàng chục con em thanh niên người dân tộc Khmer tham gia đi làm việc có thời hạn nước ngoài, chỉ tính riêng ấp Ba So có Thạch Thị Oanh Na, Thạch Thị Hà, Thạch Kim Sương, Thạch Thị Hiền... đều tham gia lao động có thời hạn tại Nhật Bản. Thượng tọa Thạch Rây - Chủ tịch Hội ĐKSSYN huyện Cầu Ngang cho rằng: Chủ trương xuất khẩu lao động của Đảng, Nhà nước rất hợp lòng dân, thông qua tham gia xuất khẩu lao động đã giúp hàng trăm hộ gia đình vùng sâu, vùng dân tộc Khmer đổi đời, mà cụ thể như trường hợp ông Thạch Nganne xây dựng được nhà ở khang trang, không chỉ thoát nghèo mà cuộc sống khá lên. 

Bà Trần Thị Kim Chung, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang đánh giá: Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với xuất khẩu lao động là giải pháp giảm nghèo có hiệu quả nhất hiện nay, đặc biệt là vận động thanh niên vùng sâu, vùng dân tộc Khmer tích cực học nghề, tham gia lao động có thời hạn nước ngoài. Do đó, từ năm 2016 đến nay công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo thông qua con đường xuất khẩu lao động được huyện tập trung thực hiện. Trong 5 năm qua, huyện mở 75 lớp dạy nghề cho 1.359 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 63% so với tổng lao động, tạo điều kiện giải quyết việc làm mới cho 19.350 lượt lao động làm việc trong và ngoài tỉnh. Thành tích nổi bật trong 05 năm qua là công tác xuất khẩu lao động gắn với xóa nghèo, nhất là xóa nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer đạt nhiều tiến bộ mới. Kết quả huyện đã đưa 203 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Riêng 3 tháng đầu năm 2021, mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nhưng toàn huyện có 45 lao động tham gia làm việc có thời hạn tại nước ngoài, trong này Nhật Bản 37 người, Đài Loan 08 người đạt 37,5% chỉ tiêu nghị quyết, là một trong những huyện thuộc tốp đầu của tỉnh trong xuất khẩu lao động hiện nay.

Đình Cảnh
Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 76
  • Trong tuần: 1 460
  • Tất cả: 3756636
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner