Hủ tiếu - nghề truyền thống của hộ làm kinh tế ở Nô Công
Nghề làm hủ tiếu ở ấp Nô Công, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang đã tồn tại khoảng 100 năm nay. Hầu hết các hộ làm nghề hủ tiếu này là những người thân trong dòng họ tham gia sản xuất và cung cấp với số lượng khá lớn cho người dân địa phương và các vùng lân cận ngoài tỉnh.
Mặc dù thời gian qua, trước sự cạnh tranh gay gắt của nghề làm hủ tiếu và nhu cầu sản phẩm sạch, chất lượng ngon, giá hợp lý, nhiều hộ làm hủ tiếu truyền thống của các hộ dân ở ấp Nô Công vẫn âm thầm tồn tại hàng chục năm và đứng vững theo cơ chế của kinh tế thị trường. Ấp Nô Công hiện có 12 hộ gia đình lưu giữ nghề làm hủ tiếu truyền thống. Chính từ nghề làm truyền thống này đã mang nét riêng và đặc trưng của làng nghề. Trong số đó, đáng chú ý nhất là gia đình của ông Hồ Minh Cường, ấp Nô Công là một trong những hộ làm hủ tiếu lưu giữ nghề truyền thống lâu đời và ông Hồ Minh Cường đời thứ 4 của gia đình tiếp nối nghề truyền thống làm hủ tiếu này. Qua khảo sát, xã nhận thấy sản phẩm hủ tiếu của hộ Hồ Minh Cường đủ điều kiện đăng ký sản phẩm OCOP nên xã tạo điều kiện hỗ trợ hộ Hồ Minh Cường thực hiện các bước đăng ký nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì tiến tới công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Đây là một trong những mục tiêu của xã nhằm góp phần thực hiện hoàn thành đề án mỗi xã một sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP; đồng thời hỗ trợ hộ làm hủ tiếu có được sản phẩm chất lượng cạnh tranh trên thị trường và hướng tới thị trường xuất khẩu, hiện đã hoàn thành các thủ tục và đang chờ trên phê duyệt. 

Ông Hồ Minh Cường kiểm tra bánh phơi trong nhà năng lượng mặt trời

Để phát huy nghề truyền thống của gia đình, sản phẩm ngày càng tiến xa hơn, ông Hồ Minh Cường, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy xay bột, máy hấp tráng, máy trộn, máy cắt và sân phơi năng lượng mặt trời nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường đang cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay với tổng vốn trên 300 triệu đồng. Ông Cường cho biết: Tuy nghề làm hủ tiếu giống nhau nhưng mỗi gia đình có bí quyết gia truyền khác nhau. Điều quan trọng nhất là khâu chọn nguyên liệu gạo ngon kết hợp với bột mì và gia vị khác, tiếp theo là các công đoạn ngâm, vo gạo, rút, xay… Quy trình sản xuất hủ tiếu khá công phu gần như giống với quy trình sản xuất bánh tráng khi bước đầu chọn nguyên liệu làm hủ tiếu làm từ gạo, bột mì, muối, dầu ăn. Bước đầu tiên là ngâm gạo trong thời gian 24 giờ và làm sạch, sau đó đem xay nhuyễn thành bột và lọc nước lấy bột đặc trộn với bột mì, muối, rồi hấp cho bột chín tạo thành những dãy bánh dài đưa vào tấm mê, tiếp theo mang đem phơi. Bánh sau khi phơi khô, cắt thành từng sợi cung cấp người tiêu dùng. Mặc dù ngày nay có máy móc hỗ trợ nhưng có những công đoạn cần có bàn tay của người lao động. Vì thế trong quá trình sản xuất, gia đình ông giải quyết việc làm 05 lao động tham gia sơ chế nguyên liệu gạo, tráng, phơi và cuối cùng cắt sợi hủ tiếu với thu nhập 200.000 đồng/lao động/ngày. Ông Cường cho biết thêm: Do điều kiện sân phơi không đầy đủ nên hàng ngày gia đình sản xuất khoảng 350 - 370kg hủ tiếu/ngày tương đương với 350kg gạo và bột mì. Phần lớn sản phẩm hủ tiếu đều cung cấp thị trường trong và ngoài tỉnh với giá bán 18.000 đồng/kg hủ tiếu, lợi nhuận từ 600.000 - 700.000 đồng/ngày, trong đó cung cấp khoảng 200kg hủ tiếu/ngày cho khách hàng các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Theo ông Cường, do đô thị hóa, không chỉ gia đình ông, mà các hộ sản xuất hủ tiếu truyền thống đang lo lắng diện tích đất ngày càng thu hẹp, hạn chế sân phơi bánh, trong khi thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi sản phẩm đảm bảo độ sạch, chất lượng, giá phải chăng. Mặt khác làm theo quy trình phải có máy thiết bị hỗ trợ, các hộ sản xuất không đủ vốn đầu tư. Đối với ông, để nghề hủ tiếu truyền thống của gia đình ngày càng tiến xa hơn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới, ngoài việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, mã vạch… và chờ được công nhận sản phẩm OCOP, ông sẽ thuê thêm mặt bằng xây dựng sân phơi và đầu tư nhà phơi năng lượng mặt trời, máy hút chân không phục vụ sản xuất ngày càng hiệu quả, đồng thời giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động tại địa phương.

Hộ kinh doanh hủ tiếu Hà Ngọc Trao phơi bánh làm hủ tiếu

Hộ kinh doanh hủ tiếu Hà Ngọc Trao, ấp Nô Công, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang cho biết thêm: Do sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều, giá nguyên liệu đầu vào tăng, để giữ mối khách hàng nên giá bán hủ tiếu vẫn ổn định 17.000 đồng/kg. Mặc dù hiện nay giá xăng dầu giảm nhưng nguyên liệu đầu vào (bột mì) mua từ tỉnh Tây Ninh vận chuyển về vẫn giữ nguyên giá 12.600 đồng/kg so với thời điểm xăng dầu tăng cao. Những năm gần đây, đầu ra hủ tiếu tuy ổn định nhưng không phát triển thêm khách hàng, số lượng xuất bán không nhiều. Nguồn tiêu thụ chủ yếu trong và ngoài tỉnh, hàng ngày hộ kinh doanh cung cấp thị trường ngoài tỉnh khoảng 100kg hủ tiếu. Do nghề truyền thống cha truyền con nối hơn 30 năm nên gia đình bà vẫn duy trì sản xuất trung bình 350kg hủ tiếu/ngày tương đương với 300kg gạo và bột mì. Nguồn nguyên liệu làm hủ tiếu chủ yếu gạo, bột mì, dầu ăn, muối. Trước tình hình giá nguyên liệu đầu vào biến động không ngừng nhất là bột mì, dầu ăn dùng để sơ chế hủ tiếu tăng gần gấp đôi so với trước đây, bà mong các ngành hữu quan tăng cường công tác kiểm tra và điều chỉnh bình ổn giá, giúp người dân giảm chi phí tiêu dùng và cơ sở kinh doanh giảm áp lực trong sản xuất.

Ông Phạm Hoàng Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa cho biết: Để nghề làm hủ tiếu truyền thống của địa phương được duy trì và phát triển, xã củng cố và vận động các hộ làm hủ tiếu tiếp tục mở rộng phát triển thành làng nghề không chỉ lưu giữ nghề truyền thống để tăng thêm thu nhập và giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động địa phương mà thời gian tới, xã tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của trên, khảo sát xây dựng hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của các hộ dân làm hủ tiếu khi phát triển lên làng nghề trong tương lai.

Thanh Nguyên
Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 5
  • Trong tuần: 1 259
  • Tất cả: 3756725
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner