Chủ động phòng trị sâu, bệnh gây hại diện tích lúa Hè thu 2024
0:00 / 0:00
Bước vào vụ lúa Hè-Thu 2024, Trung tâm kỹ thuật Dịch vụ Nông nghiệp huyện Cầu Ngang đã hướng dẫn chặt chẽ cho bà con nông dân tuân thủ  khuyến cáo theo lịch thời vụ, chú trọng các khâu làm đất, gieo hạt và chăm sóc lúa. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết diễn biến bất thường như hiện nay thì tình hình sâu bệnh gây hại trên cây lúa là điều khó tránh khỏi. Từ thực trạng đó, Trung tâm kỹ thuật, Dịch vụ nông nghiệp huyện và các xã bằng các giải pháp luôn đồng hành cùng nông dân thường xuyên theo dõi, chủ động phòng trị nhằm giảm thiệt hại cho bà con nông dân đối với vụ Hè thu này.

Theo Trung tâm kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp huyện,  đến nay diện tích lúa Hè thu trên địa bàn huyện xuống giống được 9.594,5 ha (đạt 103.2 % so kế hoạch) trong đó: sạ mộng 7.909 ha; sạ khô 1.685,5 ha bao gồm các loại giống: OM 18, Siêu hàm châu, OM 545, Đài thơm 8, và một số loại giống khác. Hiện trà lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh- làm đồng. Tuy nhiên, qua kiểm tra theo dõi các đối tượng sâu bệnh, trên lúa Hè thu của huyện có các đối tượng sâu, bệnh gây hại trên cùng diện tích lúa của bà con nông dân như: Bệnh Đạo ôn lá diện tích nhiễm 305 ha, tỉ lệ gây hại 5-10% (cấp 3) cục bộ có diện tích nhiễm với tỉ lệ 15-25% (cấp 5), tập trung các xã:Nhị Trường, Trường Thọ, Hiệp Hòa, Kim Hòa, Mỹ Hòa, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn. Sâu cuốn lá nhỏ diện tích nhiễm 194 ha mật số phổ biến từ 10-20con/m2 tuổi 3-5, tập trung xã Trường Thọ trên trà lúa chín chuẩn bị thu hoạch, chủ yếu trên các giống lúa như: OM 18, OM 5451. Rầy phấn trắng xuất hiện rải rác mật số phổ biến từ 1000-2000 con/m2, tập trung các xã: Nhị Trường, Trường Thọ, Hiệp Hòa, Kim Hòa, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn.Theo Trung tâm kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp,dự báo, trong điều kiện thời tiết hiện nay rất thuận lợi cho rầy phấn trắng, sâu cuốn lá nhỏ, nhân mật số và gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng- trổ. 

Nhằm để chủ động quản lý tốt các đối tượng sâu bệnh gây hại trên trà lúa Hè thu, Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp khuyến cáo một số giải pháp phòng trị như sau:
Đối với bệnh đạo ôn lá: Cần thăm đồng thường xuyên và bón phân cân đối, không bón thừa đạm, giữ mực nước đầy đủ thường xuyên trên mặt ruộng, tùy theo nhu cầu nước theo từng giai đọan phát triển của cây lúa, tránh để ruộng khô nước khi bệnh đạo ôn lá xảy ra. Tiến hành phun xịt khi phát hiện bệnh có dấu chấm kim, bằng các loại thuốc như: Filia 525SE, Bump 650WP, Beam 75WP, Flash 800WP, Lany75 WP, Trizole 75Wp, Taiyou 20SC, Fammer 400SC, Map Famy 700WP, Ninja 35EC, Isoxanil 50EC, Rocksai supper 525EC…Chú ý: đối với ruộng bị nhiểm tỉ lệ cao kết hợp các loại thuốc trên với một số loại thuốc như: Fuan 40EC, Fuji- one 40EC, Vifusi 40EC, có thể tiến hành phun lập lại lần 2 cách nhau 3-5 ngày, đồng thời bón thêm vôi bột để trung hòa a xít, cải tạo môi trường đất giúp bộ rể lúa phát triển.

Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay trà lúa Hè thu trong gai đoạn đẻ nhánh- làm đòng, cụ thể: Đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ: khuyến cáo người dân không phun thuốc trừ sâu cho lúa giai đoạn này, do cây lúa có khả năng đền bù. Nếu phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ sớm sẽ tiêu diệt thiên dịch làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, khả năng cao gây bộc phát gầy nâu, gầy phấn trắng, sâu cuốn lá nhỏ giai đoạn sau. Đối với trà lúa trên 40 ngày sau sạ: Khuyến cáo bà con cần thăm đồng thường xuyên theo dõi mật số sâu khi đến ngưỡng phòng trị (>40 con/m2) tiến hành phun xịt kịp thời bằng 1 trong các loại thuốc sau: Pegasus 500SC, TT Glim 270 SC, Virtako 45WP, Hibifen 220WG, Mimic 20EC, Silsau 60 EC, Sulfaron 250EC, Indosuper 150SC, Ammate 150SC …Chú ý: phun khi sâu cuốn lá nhỏ ở tuổi 1-2 và tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.

 Đối với Rầy phấn trắng: Rầy phấn trắng có vòng đời ngắn từ 16-24 ngày nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, ruộng phun thuốc trừ sâu quá sớm gây mất cân bằng sinh thái, rầy phấn trắng nhân mật số và phát triển rất nhanh. Cần thăm đồng thường xuyên khi phát hiện rầy phấn trắng xuất hiện với mật số cao > 5.000 con/m2 hoặc > 30% số chồi bị nhiễm, sử dụng các loại thuốc chứa hoạt chất:Hoạt chất Pymetrozim (Chess50WG, Cheestar 50WG, Chits 50 WG, Medino 60WG, Gepa 50WG). Hoạt chất Imidacloprid (Confidor 700WG, Admire 50EC, Imidova 150WP, Map-jono WP).Hoạt chất Fennobucarb (Bassa 50EC, Bascide 50EC, Vibasa 50EC, Vitagro 50EC, Hoppecin 50EC).Hoạt hất Thiamethoxam (Actara 25WG, Vithoxam 350SC, Anfaza 350SC). Chú ý: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc 4 đúng./.

Bài: Trung Kiên
Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 163
  • Trong tuần: 14 873
  • Tất cả: 3785075
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Đường Quang Thập, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email:caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner