Cơ cấu cây màu ngắn ngày thích ứng biến đổi khí hậu
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngắn ngày phù hợp mùa vụ, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, ứng phó với biến đối khí hậu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

Rẫy đậu bắp của bà Nguyễn Thị Bích, ấp Mỹ Thập, xã Mỹ Long Bắc giải quyết việc làm cho lao động có thu nhập 20.000 đồng/giờ trong mùa thu hoạch

 

Một trong những cây trồng hiện nay đem lại hiệu quả nhanh, thu nhập cao cho người dân phải kể đến cây màu thực phẩm ngắn ngày. Qua thực tế, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư và đưa nhiều giống cây mới vào sản xuất. Đồng thời, thực hiện xen canh, đa canh, gối vụ các loại cây ngắn ngày và dài ngày, tăng vòng quay của đất, nhờ đó thu nhập của người dân nâng lên rõ rệt. Diện tích rau màu thực phẩm các loại trong 06 tháng đầu năm tăng do những tháng đầu năm thời tiết thuận lợi, lượng nước tưới cung cấp đủ, ít bị sâu bệnh gây hại và không bị khô hạn, xâm nhập mặn, giá bán các loại rau tăng nên nông dân tranh thủ gieo trồng các loại rau ngắn ngày, tăng chu kỳ canh tác để tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống nông hộ. Diện tích gieo trồng tăng chủ yếu rau lấy lá, rau lấy quả, dưa hấu, đậu các loại…trong đó mặt hàng dưa hấu tăng mạnh, do một số diện tích trồng rau màu khác như hành, củ cải chuyển sang trồng dưa hấu, nên diện tích dưa hấu tăng so cùng kỳ. Bên cạnh đó, sản lượng rau lấy quả tăng do giá một số loại trong vụ tăng (ớt, khổ qua, cà chua, dưa leo,…) nông dân có lợi nhuận khá nên nhiều hộ đã mạnh dạn mở rộng diện tích. Bên cạnh việc trồng màu, nông dân còn cải tạo đất vườn tạp, đất ruộng kém hiệu quả để trồng cây màu ngắn ngày. Vụ sản xuất cây màu năm 2019, huyện Cầu Ngang phấn đấu diện tích sản xuất 20.000ha, trong đó màu lương thực 3.300ha, màu thực phẩm 13.050ha và màu công nghiệp 3.650ha. Đối với cây màu thực phẩm, được bố trí với các loại cây trồng như: dưa hấu, ớt chỉ thiên, bí đỏ, cà, dưa leo, khổ qua và rau đậu các loại, tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các mô hình trồng các loại cây màu thực phẩm có hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ ổn định, trồng mùa nghịch. Những ngày này gia đình bà Nguyễn Thị Bích, ấp Mỹ Thập, xã Mỹ Long Bắc đang tập trung chăm sóc và thu hoạch gần 0,2ha đậu bắp vụ mùa. Bà Bích cho biết: Gia đình có 0,5ha đất trồng lúa, từ khi chuyển đổi sang chuyên canh cây màu quay vòng 04 vụ/năm chủ yếu đậu phộng, dưa hấu, đậu bắp, dưa leo, lợi nhuận bình quân 25 - 35 triệu đồng/vụ. Trồng rau màu theo mùa vụ nếu chăm sóc tốt cho thu nhập cao hơn trồng lúa. Trong khi đó, nếu trồng lúa vụ nào được mùa được giá, lợi nhuận gần bằng một nửa của cây màu. So với cây lúa, trồng màu tuy cực công hơn, nhất là công xuống giống, chăm sóc, bón phân, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh, tưới tiêu, vệ sinh cỏ dại,… nhưng thu nhập ổn định. Theo bà Bích, với gần 0,2ha đậu bắp đang cho thu hoạch khoảng 100 - 120kg/ngày, giá 4.000 đồng/kg, lợi nhuận ước đạt hơn 10.000.000 đồng.


Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng luân canh, xen canh trên đất ruộng thay cho vụ lúa sản xuất trong thời tiết bất thường, nông dân có thể đạt lợi nhuận cao gấp 03 - 05 lần  so với canh tác lúa trên cùng diện tích. Cụ thể, trồng 01 vụ lúa, nếu năng suất đạt từ 5,5 - 07 tấn/ha, trúng giá lợi nhuận đạt từ 20 - 30 triệu đồng/ha, nhưng chuyển sang trồng màu thì khả năng cho lợi nhuận từ 30 - 70 triệu đồng/ha, nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt, trúng mùa, trúng giá, lợi nhuận sẽ tăng thêm khá cao. Nhờ hiệu quả kinh tế khá cao, mà hình thức luân canh cây màu trên đất ruộng đã được các địa phương áp dụng ngày càng phổ biến. Nếu như trước đây hầu hết diện tích đất ruộng của tỉnh đều sản xuất 03 vụ lúa/năm, thì nay đã có không ít đất trồng lúa được nông dân chuyển sang trồng màu ở vụ  xuân - hè hoặc hè - thu, có nông hộ chia nhỏ diện tích vừa trồng lúa, vừa trồng màu, trồng luôn cả vụ thu - đông mùa rồi sau đó mới trở lại sản xuất lúa thu - đông và đông - xuân để thích ứng với biến đổi khí hậu.


Trồng rau màu trên đất ruộng thay cho vụ lúa sản xuất kém hiệu quả đã được nhiều địa phương và nông dân tích cực hưởng ứng, tuy khâu tiêu thụ sản phẩm hiện nay vẫn còn khó khăn nhưng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa mang lại hiệu quả tích cực, giúp cải tạo đất đai, cắt đứt cầu nối dịch hại và cải thiện thu nhập cho nông hộ. Vì vậy, các địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hóa cây trồng, áp dụng luân canh, xen canh trong sản xuất. Đồng thời, tăng cường chuyển giao khoa kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho nông dân mở rộng sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả.                                                                                                                    

Thanh Nguyên

Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 95
  • Trong tuần: 947
  • Tất cả: 3758256
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner