Giải pháp xây dựng các mô hình kinh tế tập thể
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng góp phần hình thành vùng sản xuất kinh tế hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Trên cơ sở đó, Hội Nông dân huyện Cầu Ngang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể phù hợp với từng địa bàn, ngành nghề, trình độ phát triển. 

Gia đình bà Nguyễn Thị Châu, ấp Hạnh Mỹ, xã Mỹ Long Bắc thu hoạch bí đỏ

Thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020; Nghị quyết số 10-ND/HNDTW của BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn và Nghị quyết của Huyện ủy về tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, các cấp hội tổ chức tuyên truyền cho hội viên, nông dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể. Đồng thời, tích cực vận động, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể phù hợp với từng địa bàn, ngành nghề và trình độ phát triển, qua đó đã phối hợp với các ngành chức năng thành lập 47 tổ hợp tác, củng cố 27 tổ hợp tác theo Nghị định 151 thành tổ hợp tác theo Nghị định 77/2019, nâng đến nay có 74 tổ hợp tác hoạt động do Hội trực tiếp quản lý với 1.181 thành viên. Trong đó có các tổ hợp tác tiêu biểu trong hoạt động như: Tổ hợp tác sản xuất lúa hữu cơ ấp Bình Tân xã Hiệp Hòa, tổ hợp tác sản xuất lúa giống xã Trường Thọ, tổ hợp tác nuôi lươn không bùn xã Kim Hòa và 11 tổ hợp tác nuôi bò sinh sản được hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân... Bên cạnh đó, các cấp hội trong huyện luôn tập trung vận động hội viên tham gia thành lập 12 hợp tác xã, nâng đến nay trên địa bàn huyện có 23 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với 1.355 thành viên; tiêu biểu có hợp tác xã nông nghiệp Hạnh Mỹ xã Mỹ Long Bắc, hợp tác xã nông nghiệp Nhị Trường, hợp tác xã nông nghiệp Hòa Hưng xã Mỹ Hòa... 

Điển hình như hợp tác xã nông nghiệp Hạnh Mỹ, xã Mỹ Long Bắc đã triển khai hiệu quả 02 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững như dưa hấu và bí đỏ. Các mô hình này đã  giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động nông thôn. Bà Nguyễn Thị Châu, hội viên nông dân ấp Hạnh Mỹ, xã Mỹ Long Bắc cho biết: Bí đỏ là cây trồng có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, từ thời điểm trồng cho đến thu hoạch khoảng 02 tháng, giai đoạn đầu bí đỏ mới ra hoa đậu trái non, nông dân chọn những bông bí khỏe thụ phấn để đậu trái, những bông bí còn lại người trồng thu hoạch bông bí, đọt bí đem bán, bông bí thu hoạch bán kéo dài từ 01 - 02 tháng, nguồn thu nhập bông bí nông dân có thể thu hồi vốn và lợi nhuận trọn phần trái bí ở cuối vụ. Với 0,2ha bí đỏ, sau 02 tháng trồng, năng suất đạt 02 tấn/0,1ha, lợi nhuận đạt 10 triệu đồng/0,1ha.

Đồng chí Trần Văn Út, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Long Bắc cho biết: Hợp tác xã nông nghiệp Hạnh Mỹ hiện có 56 thành viên tham gia sản xuất 42ha luân canh 02 vụ dưa hấu và bí đỏ - 01 vụ lúa, lợi nhuận bình quân đạt từ 80 - 150 triệu đồng/ha/vụ màu. Khoảng 02 năm gần đây, hợp tác xã liên kết ứng dụng thành công dưa hấu trồng theo quy trình hữu cơ, giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm, lợi nhuận bình quân 20 - 24 triệu đồng/0,1ha. Tuy sản xuất dưa hấu hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng các thành viên chưa mạnh dạn mở rộng diện tích sản xuất, do ảnh hưởng đầu ra, do khi sản lượng thu hoạch 01 lần với số lượng lớn nên khó tiêu thụ hết trong thời gian ngắn. Đối với cây bí đỏ, các thành viên hợp tác xã tập trung sản xuất hết diện tích, do chi phí đầu tư bí đỏ ít, nông dân có thể thu hồi chi phí từ thu nhập bông bí, đọt bí, lợi nhuận từ trái bí. Giá bí đỏ năm nay dao động từ 5.000 - 5.200 đồng/kg, nông dân lợi nhuận 08 - 10 triệu đồng/0,1ha.

Trong thực hiện công tác xây dựng phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, Hội Nông dân huyện chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đồng thời phối hợp tổ chức lại sản xuất, cơ cấu mùa vụ; tập huấn khoa học kỹ thuật, từ đó có nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, ổn định, góp phần quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên khá, giàu. Ngoài ra, Hội Nông dân huyện còn hình thành nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được nhân rộng, có nhiều mô hình thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho thu nhập cao như mô hình sản xuất lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao, mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao… đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cùng địa phương hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng huyện nông thôn mới.

Thanh Nguyên
Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 23
  • Trong tuần: 875
  • Tất cả: 3758184
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner