Xã Thuận Hòa: Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Mặc dù kinh tế nông nghiệp ở xã Thuận hòa, huyện Cầu Ngang phát triển chưa xứng với tiềm năng, nhưng thời gian gần đây, việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp có chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành vùng sản xuất tập trung cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. 

Bà Nguyễn Thị Nhung (bên trái) thu hoạch đậu phộng

Việc thực hiện chuyển đổi từ mô hình độc canh cây lúa sang hình thức canh tác bền vững như đưa cây màu xuống chân ruộng, giúp nông dân tăng cường tính chủ động đổi mới tư duy sản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa có nguyên liệu phụ phẩm phục vụ chăn nuôi. Gia đình bà Nguyễn Thị Nhung, ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa từ hộ nghèo của ấp đã mạnh dạn chuyển đổi chuyên trồng lúa sang trồng luân canh lúa - màu kết hợp với nuôi bò sinh sản đem lại thu nhập cao và vươn lên thoát nghèo. Theo bà Nhung, trước đây vì hoàn cảnh nghèo để tạo điều kiện cho gia đình tham gia sản xuất nên được địa phương hỗ trợ 300 con gà giống; song song đó, bà tập trung sản xuất 01 vụ màu - 02 vụ lúa trên diện tích 0,4ha, lợi nhuận từ 04 - 06 triệu đồng/vụ. Ngoài ra thời gian rãnh rỗi vợ chồng bà đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống trong khi chờ đợi thu hoạch vụ mùa mới. Khi kết thúc vụ gà nuôi, tiền tích cóp được cùng với số tiền mượn của anh chị em ruột bà mua 01 con bò cái về nuôi, sau hơn 06 năm chăm sóc đến nay bò đã sinh sản 07 con, trong đó xuất bán 04 con và từng bước vươn lên thoát nghèo vào năm 2017. Bà Nhung cho biết: Từ khi chuyển đổi đất lúa sang trồng lúa - màu vừa cải tạo đất, vừa tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, mà còn góp phần tăng thêm nguồn phụ phẩm để nuôi bò.

Nông dân Sơn Nòi, ngụ cùng ấp cũng được hưởng lợi 01 con bò giống từ chương trình hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững. Theo ông Nòi, do điều kiện đất trũng thấp, nên khó trồng màu, vì vậy hàng năm ông tập trung sản xuất 02 vụ lúa/năm. Ngoài nguồn dự trữ rơm rạ sau thu hoạch để nuôi bò, ông tận dụng diện tích đất xung quanh nhà trồng cỏ đảm bảo nguồn lương thực trong chăn nuôi, song song với nguồn thu nhập từ trồng lúa và chăn nuôi, hàng tháng các con của ông còn gửi tiền làm thuê về phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống. Nhờ chí thú làm ăn và tiết kiệm trong chi tiêu nên gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo năm 2017.

Để đảm bảo diện tích trồng lúa 1.570ha, sản lượng đạt trên 9.325 tấn, đồng thời vận động chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu, trồng cỏ nuôi bò,... xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và ngành nghề nông thôn năm 2020 gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quy hoạch sử dụng đất đảm bảo sự thống nhất đồng bộ khắc phục tình trạng sản xuất tự phát dẫn đến sản xuất thiếu bền vững rủi ro cao. Đối với cây lúa, xã tiếp tục mở rộng vùng lúa chất lượng cao từ 200 - 300ha để tăng thêm sản lượng và hiệu quả trong sản xuất. Chú trọng thâm canh tăng năng suất, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao gắn liên kết “04 nhà”; cơ cấu, luân canh cây trồng trên đất lúa 01 vụ kém hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân. Đối với cây màu, vận động xây dựng cánh đồng lớn trồng ớt chỉ thiên, tập trung thâm canh và mở rộng diện tích cây màu ở các ấp Trà Kim, Sóc Chùa, Nô Công, bố trí trên đất triền giồng và dưới chân ruộng vào mùa khô, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, sử dụng giống có năng suất, chất lượng cao để gia tăng sản lượng, trồng luân canh quay nhiều vòng trong năm. Phấn đấu diện tích trồng màu cả năm 2020 đạt 1.110 ha. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, tư vấn kỹ thuật cho nông dân; đưa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất chủ yếu cây lúa, đậu phộng, ớt chỉ thiên, bắp,… 

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, xã đẩy mạnh chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi hộ sang trang trại, gia trại. Trong đó chú trọng phát triển và mở rộng đàn bò lai phù hợp với điều kiện địa phương, ứng dụng thụ tinh nhân tạo để chọn lọc giống đàn heo đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu an toàn sinh học, phấn đấu cuối năm 2020 đạt 10.500 con heo và bò. Về lĩnh vực nuôi thủy sản, xã ưu tiên phát triển dài hạn theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và xuất khẩu như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá lóc,… tập trung ở các ấp Rạch, Thủy hòa, Nô công, Thuận Hiệp, quan trọng là duy trì hình thức nuôi tôm bán thâm canh, luân canh tôm - lúa.

Theo ông Trang Thanh Dũng, Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, năm 2020 xã tiếp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi tiềm năng... tích cực áp dụng khoa học công nghệ, xem đây là khâu đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường nhằm phát triển bền vững. Cùng với đó, xã khuyến khích, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của các tổ chức theo hướng nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, đổi mới phương thức sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thanh Nguyên

 
Bản đồ hành chính


image advertisement






Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 11
  • Trong tuần: 863
  • Tất cả: 3758172
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẦU NGANG
- Đơn vị quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Cầu Ngang.
- Địa chỉ: số 09, đường 3/2, khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- Trưởng Ban Biên tập: ông Hồng Thanh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Phó Trưởng ban Thường trực: ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện; Phó Trưởng ban.
- Điện thoại đơn vị quản lý: 02943.825.017, 02943.825.373. Điện thoại Thường trực Ban Biên tập: 02943.825.048.
- Địa chỉ tiếp nhận tin, bài, ảnh qua Email: bbtwebsite.caungang@travinh.gov.vn hoặc tham gia nhóm zalo: https://zalo.me/g/zheifb748.
Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Cầu Ngang" khi phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang

image banner